Ngày nay,trong các buổi thuyết trình,các cuộc họp,và những buổi ký kết hợp đồng thường sẽ diễn ra các tình huống suy luận, bàn bạc hay những vấn đề cần thiết liên quan đến nội dung công việc ta sẽ dùng nhiều kỹ năng liên quan đến giao tiếp và đàm phán. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn chinh phục được lòng người và kỹ năng đàm phán vững là kỹ năng quan trọng giúp bạn dẫn đến thành công. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ được các kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh?

Kỹ Năng Giao Tiếp và Đàm Phán Trong Kinh Doanh?

Kỹ năng giao tiếp được hiểu đơn giản là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.

Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm đạt được thỏa thuận, trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng.

Để một cuộc giao tiếp và đàm phán được thành công ta cần phải đáp ứng được các yếu tố sau:

  • Xác định mục tiêu

Việc xác định mục tiêu được thực hiện với sự cộng tác của các thành viên trong công ty, những người sẽ cùng tham gia vào cuộc đàm phán.Khi cuộc đàm phán bao gồm nhiều giai đoạn, nhất thiết phải tiến hành tổng kết sau mỗi giai đoạn đồng thời chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo.

  • Nghiên cứu đối thủ

Thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong một cuộc đàm phán. Cần phải tìm hiểu mọi thông tin liên quan tới đối thủ, những yếu tố nào có thể được đưa lên bàn đàm phán,và các ưu nhược điểm của đối thủ mà chúng ta cần phải quan tâm đến.

  • Tùy cơ ứng biến

Đàm phán cũng có thể có tiền lệ trong cùng một chủ đề hoặc không. Đây là điều mà người đàm phán cần biết rõ. Khi tiến hành đàm phán cần phải xác định được tình huống tổng thể và đo lường được hậu quả của nó. Đôi khi một tình huống tranh luận nhưng không gay gắt chủ yếu tìm ra phương pháp lại tạo ra một kết quả tốt.

  • Xác định chiến lược đàm phán

Để đàm phán thành công, cần sẵn sàng hy sinh để cứu vãn tình thế, tức là phải biết cách nhượng bộ khi cần thiết. Hai cách đàm phán nên áp dụng: đàm phán hợp tác và đàm phán tranh chấp.

  • Dự đoán tiến trình

Đối với mỗi điểm cần bảo vệ, người đàm phán phải chuẩn bị những lý lẽ thuyết phục và các đề xuất cần thiết.Ai sẽ là người đưa ra câu hỏi? Ai sẽ là người bảo vệ ý kiến? Ai sẽ là người thương lượng.

Thông qua bài viết trên chúng ta đã có thể nắm bắt được các kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh là như thế nà, hi vọng những kiến thức vừa chia sẻ sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và hỗ trợ công việc của bạn được tốt hơn.

Chúc bạn học tốt nhé!

 

5/5 - (2 bình chọn)
Lịch khai giảng Chát Zalo Chát Facebook Google map 0981 550 510