Ngày nay, các doanh nghiệp đang chịu áp lực rất lớn từ thuế. Hằng năm, các cơ sở doanh nghiệp ở nước ta phải nộp một khoản phí không nhỏ trong việc đóng thuế. vậy Doanh nghiệp cần phải nộp những loại thuế chính nào và chi phí cho mỗi loại thuế là bao nhiêu? Đào tạo Bình Dương xin giới thiệu 8 loại thuế chính mà bạn thường phải nộp.
1. Thuế môn bài
-Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí và nó được thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Căn cứ xác định mức thuế, môn bài là vốn đăng ký của năm trước liền kề với năm tính thuế.
Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh năm thành lập để xác định mức thuế môn bài.
Mỗi khi có thay đổi tăng hoặc giảm vốn đăng ký, cơ sở kinh doanh phải kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để làm căn cứ xác định mức thuế môn bài của năm sau. Nếu không kê khai thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và bị ấn định mức thuế môn bài phải nộp.
Quy định:
Vốn đăng ký(VĐK): trên 10 tỷ- Mức thuế môn bài (MTMB) cả năm là: 3 triệu
VĐK : Từ 5 tỷ – 10 tỷ – MTMB là 2 triệu
VĐK : Từ 2 tỷ – dưới 5 tỷ – MTMB là 1,5 triệu
VĐK : Dưới 2 tỷ – MTMB là 1 triệu
Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì kê khai – nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh kê khai – nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch; cơ sở mới ra kinh doanh kê khai – nộp thuế Môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế.
Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế cấp nào thì kê khai – nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế cấp đó. Sau khi nộp thuế Môn bài, cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu được Cơ quan thuế cấp một thẻ Môn bài hoặc một chứng từ chứng minh đã nộp thuế Môn bài ( biên lai thuế hay giấy nộp tiền vào ngân sách có xác nhận của kho bạc) ghi rõ tên cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh …làm cơ sở để xuất trình khi các cơ quan chức năng kiểm tra kinh doanh.
2. Thuế Giá Trị Gia Tăng.
Thuế GTGT là loại thuế thu gián tiếp được tính trên phần giá tăng thêm của HH, DV chịu thuế. Đối tượng chịu thuế GTGT là HH, DV dùng cho sản xuất , kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
-Cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai :
+ Xác định số thuế GTGT phải nộp :
Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng của HH, DV x Thuế suất thuế GTGT của HH, DV đó
Giá trị gia tăng của HH, DV = doanh số của HH, DV bán ra – giá vốn của HH, DV bán ra
+ Kê khai
Thực hiện kê khai hàng tháng theo mẫu số 07A/GTGT. Thời hạn nộp tờ khai cho Chi cục Thuế chậm nhất là ngày 10 của tháng sau.
– Đối với hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế tóan, chế độ lập hóa đơn, chứng từ khi mua hàng hóa, dịch vụ :
+ Thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu ấn định x Tỷ lệ GTGT x thuế suất
+ Thời hạn nộp thuế
Thời gian nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phải nộp.
3. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập DN, thuế suất.
– Đối với cơ sở dịch vụ: thuế suất 20% được áp dụng trong 10 năm; Được miễn 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 06 năm tiếp theo.
– Đối với cơ sở sản xuất: Thuế suất 15% được áp dụng trong 12 năm; Được miễn 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 07 năm tiếp theo.
– Đối với cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng KCN:Thuế suất 10% được áp dụng trong 15 năm; Được miễn 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 07 năm tiếp theo.
Thời hạn miễn giảm:
# Sau thời gian ưu đãi này, các cơ sở kinh doanh trên phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là: 28%.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) được xác định bằng lợi nhuận/lỗ kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) nhân (x) với thuế suất. Thông thường, theo Luật thuế của Việt Nam: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) = Lợi nhuận/Lỗ kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) x 28%
Kê khai và nộp tờ khai thuế TNDN theo mẫu 02A/TNDN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là vào ngày 25/1 hàng năm hay ngày 25 của tháng kế tiếp, tháng kết thúc kỳ tính thuế.(Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, số thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề do cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định).
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 32%.
– Cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải đang nộp thuế lợi tức với thuế suất là 25%, nay nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 32% mà có khó khăn được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn 03 năm, kể từ khi Luật này có hiệu lực thi hành; hết thời hạn 03 năm, thực hiện thuế suất 32%. Chính phủ quy định các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải được áp dụng thuế suất 25%.
– Cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại thì ngoài việc nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32%, còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trên phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại. Chính phủ quy định phương pháp xác định phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại.
– Đối với dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế suất 25%, 20%, 15% do Chính phủ quy định.
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là 50%; khai thác tài nguyên quý hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
4. Thuế xuất nhập khẩu
Mức thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như gạo, khoáng sản, lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%. Thuế xuất nhập khẩu áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
5. Thuế thu nhập cá nhân
Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhân viên của mình.
Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần:
Bậc 1: 4 triệu đồng/tháng 0%;
Bậc 2: Trên 4 – 6 triệu đồng/tháng: 5%;
Bậc 3: Trên 6 – 9 triệu đồng: 10%;
Bậc 4: Trên 9 – 14 triệu đồng/tháng: 15%;
Bậc 5: trên 14 – 24 triệu đồng/tháng: 20%;
Bậc 6: Trên 24 – 44 triệu đồng/tháng: 25%;
Bậc 7: Trên 44 – 84 triệu đồng/tháng: 30%;
Bậc 8: Trên 84 triệu đồng: 35%.
Từ ngày 1/7/2013 thu nhập 9 triệu trở lên mới phải chịu thuế.
Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần:
– Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%;
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%;
– Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.
6. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế doanh nghiệp thu vào từ các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
7. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế thu gián tiếp đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt
VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại; Bài lá; Vàng mã, hàng mã; Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)….
8. Thuế sử dụng đất
Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất.
Ngoài ra, bạn còn có thể chịu thêm một vài phí hoặc lệ phí khác.
Để biết thêm những kiến thức về thuế, hãy đang ký tham gia lớp học thực hành khai cáo thuế hoặc BCTC & Quyết Toán Thuế của Đào tạo Bình Dương.
Xin cảm ơn.
Sưu tầm: Blogketoan