Đối với dân văn phòng thì việc soạn thảo văn bản, đánh máy là việc làm thường xuyên như cơm bữa rồi đúng không ? Vâng, không chỉ dân văn phòng không đâu mà đối với những người hay sử dụng máy tính để làm bài tập, chát chít, facebook …Thực tế cho thấy gõ 10 ngón giúp bạn soạn thảo văn bản của mình nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn. Để có thể gõ 10 ngón một cách chuyên nghiệp bạn cần phải biết các kỹ năng cơ bản như cách đặt ngón tay, tư thế ngồi, khả năng ghi nhớ vị trí các phím trên bàn phím máy tính,...Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn một cách chi tiết nhất về kỹ năng gõ 10 ngón chuyên nghiệp.
Bật Mí Kỹ Năng Gõ 10 Ngón Chuyên Nghiệp
Tóm tắt nội dung
Bước 1:Ghi nhớ vị trí các phím kí tự trên bàn phím máy tính.
Bước 2: Quy tắc đặt tay lên bàn phím
Bước 3: Phân công nhiệm vụ cho từng ngón tay
Bước 4: Hướng dẫn tư thế ngồi đúng khi đánh náy
Bước 5: Chăm chỉ ngồi luyện tập
Nội dung cụ thể
Bước 1: Ghi nhớ vị trí các phím kí tự trên bàn phím máy tính
.
Bước 2: Quy tắc đặt tay lên bàn phím
* Với bàn tay trái:
– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.
– Ngón giữa: Luôn đặt ở phím D, thuận tiện để di chuyển lên phím E và phím số 3, xuống phím C.
– Ngón áp út: Vị trí cố định là phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngõn áp út cũng chịu trách nhiệm sử dụng phím W, X và phím số 2.
– Ngón út: Phím cố định là A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,…
– Ngón cái: Để cố định tại phím Space (phím dài nhất bàn phím).
* Với bàn tay phải:
– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H, N, M và phím số 6, 7.
– Ngón giữa: Luôn đặt ở phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên phím I và phím số 8 và phím “<> cũng là phím dấu “,”.
– Ngón áp út: Vị trí cố định là phím L, ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm sử dụng phím O, >(đồng thời cũng là phím dấu ”.”) và phím số 9.
– Ngón út: Phím cố định là “;”, phụ trách thêm P, ?, số 0 và các phím chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace…
– Ngón cái: Để cố định tại phím Space.
Bước 3: Phân công nhiệm vụ cho từng ngón tay
Bàn tay trái
Ngón tay | Đảm nhiệm phím |
Ngón út | Q, A, Z, Phím Ctrl trái, Shift trái |
Ngón áp út | W, S, X |
Ngón giữa | E, D, C |
Ngón trỏ | R, T, F, G, V, B |
Ngón cái | Space (Phím cách) |
Bàn tay phải
Ngón cái | Space (Phím cách) |
Ngón trỏ | Y, U, H, J, N, M |
Ngón giữa | I, K |
Ngón áp út | O, L |
Ngón út | P, Phím Ctrl phải, Shift phải, ;, / |
Còn các phím số 1 đến 9, F1 đến F12 hay =, –, backspace… thì chúng ta sẽ ít sử dụng hơn chính vì thế mà bạn có thể gõ thế nào cho phù hợp và bạn cảm thấy thỏa mái là được. Việc quan trọng nhất là các ngón tay của bạn phải đảm nhiệm đúng nhiệm vụ mấy phím kia là OK.
Bước 4: Hướng dẫn tư thế ngồi đúng khi đánh máy
Tư thế ngồi phải thoải mái, lưng thẳng, mặt đối chính diện vào màn hình máy tính, tránh trường hợp ngồi lệch sẽ dẫn đến đau lưng, mỏi cổ và các bệnh về mắt. Hai bàn tay để úp ở tư thế thả lỏng và luôn đặt đúng vị trí cố định khởi đầu trên bàn phím. Tư thế ngồi cũng là 1 chú ý quan trọng để bạn tập gõ 10 ngón thành công.
Bạn có thể học cách ngồi cơ bản như sau:
- Dọn trống không gian làm việc dưới bàn
- Ngồi lưng thẳng, vai thả lỏng, lưng vừa vặn dựa vào ghế, mặt đối chính diện với máy tính.
- Chỉnh độ nghiêng màn hình để tránh phản xạ ánh sáng làm chói
- Khủy tay bẻ cong ở góc 90 – 120 độ bên phải
- Giữ khoảng cách 45 tới 70 cm so với màn hình máy tính.
- Cổ tay chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím, chân đặt bằng trên máy tinh.
Bước 5: Chăm chỉ ngồi luyện tập
Bước cuối cùng cũng là bước rất quan trọng, đó chính là nỗ lực của bạn, ông bà ta vẫn có câu “có công màu sắt có ngày nên kim” mà đúng không, dù bạn có học thuộc lòng những lý thuyết bên trên nhưng nếu không luyện tập thường xuyên thì vẫn chỉ dừng lại ở ngưỡng “mổ cò” mà thôi. Vì vậy các bạn hãy kiên trì luyện tập mỗi ngày để có 1 kết quả thật tốt nhất.
LỜI KẾT:
Hi vọng với 5 bước bên trên sẽ giúp bạn học được cách gõ 10 ngón tay nhanh nhất và không cần nhìn bàn phím. Nếu chăm chỉ luyện tập thì mình nghĩ chỉ trong vòng 3 tuần đến 1 tháng là bạn sẽ gõ văn bản rất thuần thục rồi sẽ áp dụng tốt trong công việc và học tập hằng ngày. Và mình khuyên trong thời gian luyện tập thì nên gõ thật nhiều văn bản.
Chúc các bạn học tập và làm việc tốt nhé !!!