Chúng ta đều biết đến Thiết kế đồ họa là ngành học liên quan đến màu sắc, sự sáng tạo và cảm hứng nghệ sĩ. Ngành thiết kế đồ họa trong những năm gần đây phát triển nhanh với một tốc độ chóng mặt, bạn dễ dàng có thể tìm thấy những tin tuyển dụng designer vô cùng bắt mắt với mức lương hậu hĩnh xuất hiện ở mọi nơi.
Không một ai trong số chúng ta có thể phủ nhận vai trò quan trọng của thiết kế trong cuộc sống thường nhật, bởi vậy am hiểu về mỹ thuật nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng sẽ giúp bạn nâng cao hơn gu thẩm mỹ cá nhân, đồng thời thấu hiểu những giá trị mà nó đem lại cho chúng ta. Bạn có đam mê, bạn có lý tưởng nhưng câu hỏi đặt ra Thiết kế đồ họa cần học những nội dung gì để đâm bảo lượng kiến thức khi ra trường có thể làm nghề ?
Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Thiết Kế Đồ Họa Cần Học Những Gì ?
Định nghĩa
Ngành thiết kế đồ họa như đã nói ở trên sử dụng các thành tố hình ảnh nhằm giải quyết vấn đề cụ thể hoặc giao tiếp, truyền đạt thông điệp qua những tấm ảnh, hình ảnh, màu sắc, bố cục,… Công việc này không có bất cứ một cách thức hay phương pháp duy nhất nào, trái lại, mỗi người thiết kế đều có một cách tiếp cận riêng biệt. Do đó, có rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trong ngành thiết kế đồ họa, mỗi lĩnh vực đều sở hữu những đặc điểm khác nhau.
Qúa trình học thiết kế đồ họa
Không chỉ riêng ngành thiết kế đồ họa mà tất cả các ngành khác phải đòi hỏi chúng ta có 3 yếu tố quan trọng : Kiến thức mềm, kiến thức cứng và kiến thức về công cụ.
Đối với việc Thiết kế đồ hoạ bạn cần phải học những kiến thức sau:
Kiến thức cứng trong thiết kế đồ họa.
Kiến thức nền tảng về Thiết Kế Đồ Hoạ Cần Học Những Gì? Đó là những kiến thức như là vẽ tay, màu sắc, lý thuyết cơ bản về thiết kế, Chất liệu, Nguyên lý thị giác, Nguyên tắc thiết kế, Ý tưởng trong thiết kế…. Tất cả những gì cở bản nhất hàn lâm nhất về lĩnh vực thiết kế. Những kiến thức này có vẻ nhàm chán nhưng nó lại vô cùng quan trọng.
Thiết kế đồ hoạ cần học những gì ở mảng công cụ hỗ trợ? Đây mới là thứ mà tôi nghĩ các bạn đang quan tâm. Đó là việc học sử dụng các công cụ hỗ trợ, hay là các phần mềm thiết kế. Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ ví dụ: PS, EN, AE, PR, ID, FL, FB, AI, BR, FW, Dw, AU, SG, Pl, LR. Bạn không thể nào học hết các phần mềm này được. Chính vì vậy Trước khi học bạn cần định hướng rõ ràng bạn sẽ theo cái gì và quyết định học phần mềm hỗ trợ nào phù hợp.
Kiến thức mềm trong thiết kế đồ họa.
1. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng yêu cầu thiết kế
2. Gu nghệ thuật và tính sáng tạo
3. Kỹ năng phân tích
4. Quản lý thời gian
5. Làm việc nhóm
6. Tự tin và có khả năng thuyết trình ý tưởng với đồng nghiệp và khách hàng
7. Khả năng Multi-task
9. Khả năng chú ý tới các tiểu tiết và độ chính xác
10. Tư duy mở và thoải mái nhận các Feedback cũng như thay đổi thiết kế
11. Kỹ năng networking hiệu quả
Kiến thức công cụ
1. Lựa chọn laptop
Đây là công cụ bắt buộc phải có của các tân sinh viên đồ hoạ.
Đặc biệt, ngành học này yêu cầu máy tính phải có cấu hình mạnh, bao gồm vi xử lý và ổ cứng đủ nhanh trong quá trình học tập. Chọn mua các mã laptop sử dụng vi xử lý cao cấp như Intel Core i7 sẽ giúp quá trình học tập tốt hơn. Các mã CPU có ký hiệu HQ thể hiện đó là một vi xử lý mạnh, còn nếu có ký hiệu U ở cuối, đó là vi xử lý hướng tới tiết kiệm năng lượng, hiệu năng yếu hơn.
Công việc của một người thiết kế đồ họa cần nhiều dung lượng để lưu trữ dữ liệu khoảng từ 500 GB trở lên. Bạn cũng nên chuẩn bị một số “ổ cứng online” để đảm bảo dự phòng dữ liệu ở nhiều nơi. Có rất nhiều trang web lưu trữ dữ liệu trực tuyến miễn phí tốt như Google Drive, Dropbox, One Drive, FShare…
2.Sổ tay và bút viết
Đây là một người bạn hỗ trợ đắc lực trong việc ghi chép và hình thanh ý tưởng sáng tạo. Bạn nên mang nó bên mình mỗi lúc mỗi nơi để không bỏ qua khoảnh khắc sáng tác tuyệt vời nhé!
3.Trau dồi tiếng Anh
Tiếng Anh rất cần thiết đối với những người học thiết kế, vì nó sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều hay từ thế giới bên ngoài. Hơn nữa, tài liệu giáo trình, các bộ phần mềm mà bạn học đều được viết bằng tiếng Anh. Do đó, trau dồi tiếng Anh càng sớm thì con đường học vấn của bạn sẽ càng thuận lợi. Tiếng Anh tốt cùng với chuyên môn giỏi còn là bước đệm để bạn có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc xác đinh và lựa chọn nghề nghiệp nhé!
Chúc các bạn thành công