Để làm nên thành công và đạt được lợi nhuận cao, mỗi doanh nghiệp đã biết phát huy tối đa mọi nguồn tài nguyên sẵn có. Trong số đó, nhân tố con người chính là chìa khóa tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp xuất sắc. Và ở kỉ nguyên số, chất xám là thứ quyết định giá trị của một người lao động và nghề Quản trị nhân sự nổi lên trên thị trường như một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nhưng bên cạnh nỗi băn khoăn về mức lương của nghề quản trị nhân lực cũng thu hút đại đa số mọi người.
Bài viết dưới đây sẽ trình bày một cách chi tiết nhất có thể.
Nghề Quản Trị Nhân Lực Lương Bao Nhiêu?
Hiện tại, mức lương cơ bản của nghề nhân sự ở Việt Nam là một con số đáng mơ ước. Nghề nhân sự cũng đang được xếp vào một trong những ngành nghề có mức lương lý tưởng nhất
Tuy nhiên, đối với một sinh viên mới ra trường và bắt đầu làm việc trong ngành nhân sự sẽ có mức thu nhập trung bình rơi vào khoảng từ 5 triệu đồng/ tháng và có thể tăng thêm nếu các bạn có khả năng làm việc tốt.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem mức lương của một nhân viên quản trị nhân sự có sự khác nhau ở các vị trí như thế nào nhé!
Giám đốc nhân sự
Giám đốc nhân sự là một vị trí chắc hẳn ai cũng muốn hướng tới. Vậy giám đốc nhân sự là gì, ở các doanh nghiệp nước ngoài, vị trí giám đốc nhân sự còn được gọi là Chief Human Resources Officer ( viết tắt: CHRO ). Ở vị trí này thường là thạc sĩ quản trị kinh doanh, có kinh nghiệm từ 10 – 25 năm). Mức lương để trả cho một giám đốc nhân sự ở thời điểm hiện tại từ 30 tới 100 triệu/ tháng.
Giám đốc khu vực
Giám đốc khu vực là ngườ chịu trách nhiệm về nhân sự tại địa bàn mình phụ trách. Quản lý hỗ trợ giám đốc nhân sự trong quá trình làm việc. Người làm vị trí quản lý khu vực thường là thạc sĩ quản trị kinh doanh có mức kinh nghiệp 15 – 20 năm với mức lương từ 25 – 80 triệu.
Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi
Vị trí chuyên đảm nhiệm việc bồi thường và phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp. Thường tốt nghiệp cử nhân tài chính, kế toán, quản lý nhân lực, quản trị kinh doanh, kinh nghiệm 8 – 12 năm, với mức lương từ 20 – 40 triệu.
Trưởng phòng nhân sự
Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong vấn đề tuyển dụng, đào tạo nhân sự cho công ty, doanh nghiệp. Một công việc rất quan trọng của người làm quản trị nhân sự. Đảm bảo được nhân viên mới nhanh chóng tiếp cận được với công việc cũng như môi trường làm việc mới tại công ty. Người làm trưởng phòng đào tạo thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 3 – 8 năm với mức lương trung bình hiện nay từ 15 – 45 triệu.
Phó phòng nhân sự
Phó phòng nhân sự là người trợ giúp cho trưởng phòng trong việc tổ chức công việc, điều hành hoạt động Hành chính Nhân sự trong Công ty. Có trách nhiệm tổ chức, lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến lĩnh vực nhân sự của Công ty như tuyển dụng, đào tạo, lương, phúc lợi…..trong phạm vi phân công của Trưởng phòng. Phó phòng nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 3 – 6 năm với mức lương khoảng 12 – 30 triệu.
Giám sát nhân sự
Là người có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc và đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển, giám sát các hoạt động của của nhân viên vận hành. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm với mức lương khoảng 10 – 20 triệu.
Chuyên viên nhân sự
Là người trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, lên danh sách phỏng vấn, chấm công nhân viên, quản lý hồ sơ, lý lịch của toàn bộ nhân viên trong công ty. Xử lý các vấn đề liên quan tới lương bổng, khen thưởng, kỷ luật… các chuyên viên nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm và có mức lương từ 5 – 12 triệu.
Quản trị, trợ lý thực tập
Quản trị nhân sự là người xử lý các công việc cụ thể mà chuyên viên nhân sự đề ra. Ở vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 1 – 3 năm với mức lương 5 – 10 triệu.
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rõ về mức lương của các vị trí khác nhau trong nghề quản lý nhân lực. Đây là một ngành có triển vọng cơ hội và nghề nghiệp cao song bên cạnh đó ngành này luôn luôn đòi hỏi những người có chất lượng và trình dộ chuyên môn cao. Vì vậy nếu có ước mơ nghề quản trị nhân lực thì ngay từ bây giờ các bạn phải trau dồi kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng mềm cần thiết.
Chúc các bạn học tốt nhé!