Trong kinh doanh, khách hàng là nhân tố quan trọng nuôi sống doanh nghiệp, bộ phận bán hàng đóng vai trò tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, người bán hàng giỏi sẽ trải qua những thăng trầm của hoạt động bán hàng. Để có được những kinh nghiệm trong nghề bán hàng, nhân viên bán hàng thường phải học hỏi rất nhiều từ kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cũng như trải nghiệm những tình huống thực tế trong quá trình bán hàng của mình. Tuy vậy, không phải ai cũng có kinh nghiệm bán hàng, nhất là những người mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh,, Chẳng có thành công nào mà không đi lên từ thất bại và cũng có ai tự sinh ra đã có kinh nghiệm.
Dưới dây 12 kinh nghiệm bán hàng giành cho những ai yêu thích nghề bán hàng tham khảo.
12 Kinh Nghiệm Bán Hàng Thành Công ?
Trong kinh doanh và bất cứ lĩnh vực nào khác, kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất đến việc bán hay không bán được hàng. Người có kinh nghiệm bán hàng, chắc chắn sẽ dễ dàng bán được hàng so với những người chưa có kinh nghiệm. Nhưng không sao, trước nhất bạn phải có lòng tự tin và kiên trì và thêm 12 kinh ngiệm dưới đây nữa là các bạn đã thành công 50% .
Lòng đam mê
Người bán hàng phải có lòng đam mê, kiên trì, tinh thần trách nhiệm, để theo đuổi mục đích phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Bản thân phải luôn tự hào mình là thành viên của doanh nghiệp, điều này tạo ấn tượng về lòng tin cho khách hàng.
Đạo đức nghề nghiệp
Khởi đầu của một người bán hàng là tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trước hết để khẳng định mình, sau đó để chia sẻ và gắn bó trách nhiệm với khách hàng (tránh kiểu đem con bỏ chợ).Đừng bao giờ trả lời những câu hỏi của khách hàng khi chưa chắc chắn câu trả lời. Với những vẫn đề bạn thực sự không biết bạn nên hẹn giải đáp cho khách vào lần gặp mặt lần sau.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Biết lắng nghe, giao tiếp bằng mắt, sử dụng nụ cười để làm ngôn ngữ giao tiếp, chú ý trang phục phù hợp, chỉnh tề, dáng đứng thẳng, nói năng tự tin khi tiếp cận khách hàng. Luôn đặt câu “Khách hàng luôn đúng” làm nền tảng trong giao tiếp.
Hiểu rõ về sản phẩm mình bán
Đối với người bán hàng trước hết phải hiểu rõ tường tận sản phẩm của mình đang bán, nắm vững những tính năng ưu việt, cũng như yếu kém của sản phẩm mình. Phải nghiên cứu hiểu rõ sản phẩm của đối thủ để có thể so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm cùng lọai của những đối thủ cạnh tranh. Không chỉ có vậy, người bán hàng còn phải tự nỗ lực nâng cao sự hiểu biết, kiến thức chuyên ngành qua sách báo, hội thảo, các khóa đào tạo, hội nghị khách hàng,…
Đặt khách hàng lên hàng đầu
Phải thực sự quan tâm đến những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng cũng như chính sách của công ty của họ trong việc lựa chọn mua sản phẩm của mình. Việc này sẽ giúp khách hiểu rõ là mình đã lựa chọn đúng nơi , đúng chỗ.
Xây dựng phong cách chuyên nghiệp
Phải thực sự quan tâm đến những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng cũng như chính sách của công ty của họ trong việc lựa chọn mua sản phẩm của mình.
Trung thực và chân thành
Tuyệt đối không được tâng bốc, nói tốt quá nhiều về sản phẩm mà bạn đang chào bán. Điều này dễ làm khách hàng hoài nghi về chất lượng sản phẩm, tìm cách lảng tránh sản phẩm của bạn đang bán.
Khôn khéo so sánh với đối thủ cạnh tranh
Hạn chế nhận xét về đối thủ của bạn, tuyệt đối không được nói xấu đối thủ cạnh tranh. Luôn đề cao tính năng tiện ích sản phẩm của mình, có như vậy khách hàng mới cảm nhận được sản phẩm của bạn, nên có thái độ nhiệt tình quan tâm đến từng chi tiết nhỏ, hướng dẫn khách hành từng bước một nhằm khơi dậy niềm cảm hứng cho khách hàng.
Chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán hàng
Cần phải xây dựng kế hoạch để “ bảo trì niềm tin” mục đích là để bảo vệ sản phẩm, tạo uy tín cho thương hiệu (Lưu lại những thông tin cần thiết về khách hàng, để có kế hoạch chăm sóc khách hàng định kỳ sau khi bán hàng).. Như thế sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt và giúp hình ảnh công ty được nâng cao.
Rèn luyện kiên nhẫn và kiên nhẫn
Phải xác định được công việc bán hàng là một nghề có tính nghệ thuật cao. Đòi hỏi phải có sự ứng xử năng động, tư duy sáng tạo kết hợp với sự thông minh và lòng kiên nhẫn.
Bán sản phẩm khách cần và gửi đi giá trị tuyệt đối
Nguyên tắc này xưa như trái đất, nhưng có lẽ chỉ một số người bán hàng còn dám tuân thủ vào thời điểm kinh doanh gặp bất lợi. Bởi khi buôn bán ế ẩm, ruột gan héo hon với đống hàng tồn chất đống trong kho, mấy ai còn đủ dũng khí mà không tìm mọi cách… bán tất cả những thứ mình có. Đây là một điều một mẹo nhỏ trong kinh doanh giúp doanh nghiệp đi lên nhưng ít ai làm được.
Vui lòng khách đến, hài lòng khách đi.
Chuyện làm vừa lòng khách nên được hiểu là hãy làm cho họ thoải mái, vừa ý, thậm chí là thỏa mãn với ngay cả những thứ họ không phải bỏ tiền ra mua. Ở đây không bàn chuyện tặng quà khuyến mãi, giảm giá sản phẩm… dù trên thực tế một số nơi làm điều này một cách chiếu lệ, được chăng hay chớ.
Qua bài viết 12 Kinh Nghiệm Bán Hàng Thành Công ? hi vọng chúng tôi sẽ giúp ít cho các bạn thành công và tiến 1 bước dài trong việc bán hàng.
Chúc các bạn thành công nhé!