Trong thời đại công nghiệp phát triển, có rất nhiều nỗi băn khoăn và trăn trở của các bậc phụ huynh và học sinh khi quyết định chọn ngành, nghề và trong đó có ngành quản lý nhân sự.

Ngành nhân sự trước nay được xem là ngành nghề quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, Quản trị Nhân sự hay còn gọi là Quản lý nguồn Nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của tổ chức, công ty,xã hội. Trách nhiệm chính của nhân viên trong ngành Nhân sự là thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và thưởng cho người lao động,đồng thời đánh giá, kiểm soát lãnh đạo văn hóa của tổ chức, đảm bảo phù hợp với luật lao động và việc làm của bộ lao động. Có rất nhiều câu hỏi liên quan tới quản lý nhân sự, vậy quản lý nhân sự cần làm những việc gì ?

Bài viết dưới đây sẽ trình bày đầy đủ các nội dung có liên quan đến ngành quản lý nhân sự ?

Quản Lý Nhân Sự Cần Làm Những Gì ?

Nhân sự là bộ phận trong công ty có nhiệm vu tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cũng như quản lý các phúc lợi của người lao động. Khi một công ty thực hiện thay đổi cơ cấu hay mở rộng quy mô nhân sự để tận dụng lợi thế cạnh tranh, HR sẽ đóng vai trò chủ chốt giúp doanh nghiệp đương đầu với những thay đổi bất ngờ của môi trường và giải quyết nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao.

Những việc cần làm của một nhân viên quản lý nhân sự:

1. Phối hợp với các nhà quản lý để xây dựng và truyền đạt một tầm nhìn cho công ty.

2. Quảng bá công ty gắn với hình ảnh trọng dụng nhân tài, quảng bá bằng mọi phương tiện, kể cả truyền miệng. Một lãnh đạo nhân sự nên hiểu rõ văn hóa của công ty và có những câu chuyện không chỉ sử dụng cho mục đích tuyển dụng, mà còn để tạo động lực cho tất cả các hoạt động với khách hàng, nhà cung cấp, phương tiện truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp.

3. Huấn luyện tất cả nhân viên nói lên sự thật tại nơi làm việc. Bởi vì, sự thật là văn hóa của mọi công ty lớn.

4. Củng cố một nền văn hóa doanh nghiệp linh hoạt và khéo léo.

5. Xây dựng một lực lượng nhân sự phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của công ty, tạo lập mô hình tuyển dụng hiệu quả.

6. Soạn thảo các quy định nhân sự đáp ứng quy định của công ty nhưng không quá nhiều để không khiến nhân viên bị lúng túng hoặc có cảm giác bị đối xử như trẻ em.

7. Xây dựng một nền văn hóa hợp tác để tạo động lực cho tất cả các hoạt động, chiến lược quan trọng.

8. Gieo ý thức cho nhân viên về công việc kinh doanh, sự nghiệp và cuộc sống nói chung. Đây là việc thường xuyên mỗi ngày chứ không phải cuộc khảo sát hằng năm.

9. Thay thế nỗi sợ hãi bằng sự tin tưởng trong chính sách, các buổi đào tạo, thực hành quản lý, và qua mỗi cuộc nói chuyện tại chỗ.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoạch định và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp phù hợp.

Chúc các bạn học tốt nhé.

 

 

Lịch khai giảng Chát Zalo Chát Facebook Google map 0981 550 510